Khi chúng ta kết nối ổ cứng HDD, SSD hoặc USB ngoài với máy tính, Windows 10 có thể phát hiện và thiết lập chúng ngay. Tuy nhiên, đôi khi một ổ đĩa mới được thêm vào có thể không hiển thị trong File Explorer. Có thể là có sự cố vật lý với dây kết nối dữ liệu hoặc nguồn điện… Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê những nguyên nhân có thể xảy ra và hướng khắc phục. Mời các bạn cùng theo dõi.
Khắc phục sự cố vật lý
Trên Windows 10, nếu ổ cứng cơ truyền thống HDD hoặc ổ SSD không xuất hiện trong File Explorer, trước tiên hãy thử các bước khắc phục sự cố sau :
- Xác nhận ổ cứng được kết nối chính xác với máy tính và nguồn điện.
- Nếu đó là ổ USB bên ngoài, hãy ngắt kết nối nó và thử một cổng USB khác.
- Nếu đó là ổ cứng gắn trong, hãy đảm bảo dữ liệu và cáp nguồn được kết nối chính xác với thiết bị lưu trữ, bo mạch chủ và nguồn điện.
- Kết nối ổ đĩa với máy tính khác để xác định vấn đề không phải là thiết bị.
- Truy cập vào BIOS máy tính hoặc giao diện UEFI để xác nhận ổ cứng được phát hiện hay không.
Khi bạn xác định rằng đó không phải là sự cố vật lý, thì bạn có thể sử dụng các đề xuất sau để khắc phục lỗi File Explorer không hiển thị ổ cứng.
Sử dụng Device Manager
Trong trường hợp hiếm hoi mà bộ nhớ không xuất hiện trong Disk Management và File Explorer là do ổ cứng đã bị vô hiệu hóa. Nếu đúng như vậy, bạn có thể bật nhanh bằng Device Manager.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Device Manager và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Mở rộng nhánh Disk drives.
Bước 4: Nhấp chuột phải vào ổ cứng được đề cập và chọn Properties.
Bước 5: Nhấp vào tab Driver.
Bước 6: Nhấp vào nút Enable Device.
Bước 7: Nhấp vào nút OK.
Cách sửa lỗi ổ cứng không có trong File Explorer bằng Disk Management
Để ổ cứng khả dụng trong File Explorer thì thiết bị phải trực tuyến và được khởi tạo. Nó cần phải có một phân vùng được cấu hình đúng cách. Và nó phải được gán ký tự ổ đĩa, hoặc nó phải được gắn kết dưới dạng một thư mục.
Đưa ổ đĩa về trực tuyến
Để đưa ổ cứng trực tuyến, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào đĩa có nhãn “Offline” và chọn tùy chọn Online.
Nếu ổ cứng ngoại tuyến và đã được cấu hình trước đó, nó sẽ xuất hiện trong File Explorer. Nếu ổ đĩa ngoại tuyến nhưng chưa bao giờ được định cấu hình, hãy tiếp tục với các bước bên dưới.
Khởi tạo ổ đĩa
Để khởi tạo ổ cứng trên Windows 10, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào đĩa có nhãn “Unknown” và chọn tùy chọn Initialize Disk.
Bước 4: Trong phần “Select disks”, hãy kiểm tra ổ đĩa bạn muốn khởi tạo.
Bước 5: Chọn tùy chọn GPT (GUID Partition Table).
Bước 7: Nhấp vào nút OK.
Khi bạn hoàn thành các bước, hành động này sẽ xóa mọi thứ trên ổ đĩa và chuẩn bị định dạng nếu bộ nhớ chưa bao giờ được khởi tạo.
Thiết lập ổ đĩa động
Để thiết lập ổ cứng có cấu hình động có thể truy cập được thông qua File Explorer, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào đĩa có nhãn “Dynamic” và chọn tùy chọn Import Foreign Disks.
Bước 4: Trong phần ” Disk groups”, chọn mục Foreign disk group (1 of 1 disks).
Bước 5: Nhấp vào nút OK.
Bước 6: Nhấp vào nút OK một lần nữa.
Sau khi bạn hoàn thành các bước, ổ cứng sẽ được nhập và bạn có thể sử dụng ổ cứng bình thường.
Định cấu hình ký tự ổ đĩa
Trên Windows 10, khi ổ cứng trực tuyến và được khởi tạo và không xuất hiện trong hệ thống, có thể có hai lý do. Ổ đĩa không có ký tự, hoặc bị gán trùng ký tự ổ đĩa.
Để gán ký tự cho ổ đĩa trên Windows 10, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào phân vùng trên ổ cứng không có ký tự ổ đĩa và chọn tùy chọn Change Drive Letter and Paths.
Bước 4: Nhấp vào nút Add.
Bước 5: Chọn tùy chọn Assign the following driver letter.
Bước 6: Chọn một ký tự ổ đĩa trong trình đơn thả xuống – ví dụ, Z , X , hoặc Y.
Bước 7: Nhấp vào nút OK .
Định cấu hình phân vùng mới
Để thiết lập và định dạng ổ cứng, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Disk Management và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Nhấp chuột phải vào phân vùng trên ổ cứng không có ký tự ổ đĩa và chọn tùy chọn New Simple Volume.
Mẹo nhanh: Thông thường, ổ đĩa “basic” sẽ có một sọc màu xanh lam cho biết phần đầu và phần cuối của phân vùng. Ngoài ra, bạn cần chọn đúng dung lượng lưu trữ, vì các bước sau sẽ xóa mọi thứ trên ổ cứng mà bạn sẽ chọn.
Bước 4: Nhấp vào nút Next.
Bước 5: Nhấp vào nút Next để sử dụng tất cả không gian có sẵn cho phân vùng.
Bước 6: Chọn tùy chọn Assign the following driver letter.
Bước 7: Chọn một ký tự ổ đĩa – ví dụ, Z , X , hoặc Y.
Bước 8: Nhấp vào nút Next.
Bước 9: Chọn tùy chọn Format this volume with the following settings.
Bước 10: Chọn NTFS trong mục File system.
Bước 11: Chọn Default trong mục Allocation unit.
Bước 12: Trong trường “Volume label”, nhập tên mô tả cho ổ đĩa – ví dụ: data.
Bước 13: Chọn hộp kiểm Perform a quick format.
Bước 14: Nhấp vào nút Next.
Bước 15: Nhấp vào nút Finish.
Cài đặt lại trình điều khiển của ổ cứng
Để cài đặt lại trình điều khiển ổ cứng, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Device Manager và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Mở rộng nhánh Disk drives.
Bước 4: Nhấp chuột phải vào ổ cứng được đề cập và chọn Uninstall device.
Bước 5: Nhấp vào nút Uninstall.
Bước 6: Khởi động lại máy tính.
Windows 10 sẽ tự động cài đặt lại trình điều khiển cho ổ cứng.
Cập nhật trình điều khiển ổ cứng
Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, bạn nên tải xuống trình điều khiển mới nhất từ trang web hỗ trợ của nhà sản xuất ổ đĩa và sử dụng hướng dẫn của họ để cập nhật trình điều khiển.
Nếu trang web hỗ trợ không cung cấp bất kỳ hướng dẫn nào, hãy giải nén thư mục tải về, sau đó sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start.
Bước 2: Tìm kiếm Device Manager và nhấp vào kết quả trên cùng để mở ứng dụng.
Bước 3: Mở rộng nhánh Disk drives.
Bước 4: Nhấp chuột phải vào ổ cứng được đề cập và chọn tùy chọn Update driver.
Bước 5: Chọn tùy chọn Browse my computer for drivers.
Bước 6: Nhấp vào nút Browse.
Bước 7: Chọn thư mục chứa các tệp trình điều khiển được giải nén.
Bước 8: Nhấp vào nút OK.
Bước 9: Chọn tùy chọn Include subfolders.
Bước 10: Nhấp vào nút Next.
Bước 11: Nhấp vào nút Close.
Sau khi bạn hoàn thành các bước, trình điều khiển sẽ được cài đặt và ổ cứng sẽ có thể truy cập được trên Windows 10.
Cách sửa ổ cứng bị thiếu trong File Explorer bằng diskpart
Ngoài ra, nếu ổ cứng xuất hiện trong Disk Management, nhưng nếu bạn không thể truy cập dữ liệu, bạn không thể sử dụng tùy chọn định dạng hoặc gán ký tự ổ đĩa. Hãy chạy lệnh diskpart trong CMD.
Để sử dụng diskpart, hãy sử dụng các bước sau:
Bước 1: Mở Start .
Bước 2: Tìm kiếm Command Prompt, nhấp chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn Run as administrator .
Bước 3: Nhập lệnh sau để khởi chạy công cụ diskpart và nhấn Enter:
diskpart
Bước 4: Nhập lệnh sau để liệt kê các đĩa có sẵn và nhấn Enter:
list disk
Bước 5: Gõ lệnh sau để chọn ổ cứng không hiển thị trong File Explorer và nhấn Enter: select disk 1
Trong lệnh, hãy đảm bảo chọn đúng ổ đĩa. Nếu không, bạn có thể xóa dữ liệu trong bộ nhớ sai và không thể hoàn tác được.
Bước 6: Gõ lệnh sau để xóa hoàn toàn ổ đĩa và nhấn Enter: clean
Cảnh báo: Lệnh “clean” sẽ xóa mọi thứ, bao gồm dữ liệu, phân vùng, loại và ổ đĩa sẽ trống với nhãn không xác định và không được khởi tạo.
Bước 7: Nhập lệnh sau để tạo phân vùng bằng cách sử dụng không gian có sẵn và nhấn Enter: create partition primary
Bước 8: Gõ lệnh sau để chọn phân vùng mới tạo và nhấn Enter: select partition 1
Bước 9: Nhập lệnh sau để đặt phân vùng là hoạt động và nhấn Enter: active
Bước 10: Nhập lệnh sau để định dạng phân vùng với hệ thống tệp NTFS và nhấn Enter: format FS=NTFS
Bước 11: Nhập lệnh sau để gán ký tự ổ đĩa và nhấn Enter: assign letter=Z
Trong lệnh, thay đổi “Z” cho một ký tự ổ đĩa khác chưa được sử dụng.
Bước 12: Nhập lệnh sau để đóng diskpart và nhấn Enter: exit
Sau khi bạn hoàn thành các bước, ổ cứng sẽ được định dạng, nó sẽ bao gồm một ký tự ổ đĩa mới và nó sẽ xuất hiện trong File Explorer.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách khắc phục lỗi ổ cứng không xuất hiện trong This PC Windows 10. Nếu nguyên nhân vật lý được loại trừ thì bạn có thể tự mình sửa được lỗi. Chúc thành công!