VRAM là những gì GPU hoặc card đồ họa đang sử dụng để xử lý nội dung có độ phân giải cao và kết cấu phức tạp. Có thể là video 4k hoặc trò chơi mới nhất, xử lý đồ họa 3D… Lúc đó bạn sẽ cần một GPU tốt với đủ VRAM để chạy chúng. Rõ ràng là cách tốt nhất là thay đổi GPU của bạn bằng một GPU mạnh hơn. Nếu bạn không muốn làm điều đó thì bạn có thể tăng VRAM chuyên dụng đang dùng của mình thông qua BIOS hoặc Registry Editor.
Tăng VRAM chuyên dụng qua BIOS
Xem bạn có bao nhiêu VRAM
Bước 1: Đi tới Start > Settings > System.
Bước 2: Chọn thẻ Display, trong phần cửa sổ bên phải bạn tìm và nhấn vào Advanced Display Settings.
Bước 3: Ở cuối cửa sổ mới, nhấp vào Display adapter proprieties.
Bước 4: Trong cửa sổ tiếp theo, bên dưới Adapter information, bạn sẽ thấy Tổng bộ nhớ đồ họa khả dụng của mình. Đây chính là VRAM trên cạc đồ họa của bạn.
Tăng VRAM trong BIOS
Bước 1: Khởi động lại PC của bạn và vào BIOS. Trong khi khởi động lại, hãy nhấn liên tục phím truy cập BIOS – thường là phím F2, F5, F8 hoặc Del.
Bước 2: Khi bạn đã vào BIOS, hãy tìm Advanced/Advanced Options hoặc bất kỳ thứ gì tương tự như vậy.
Bước 3: Tại đây, bạn hãy tìm GA Share Memory Size, Graphics Settings, Video Settings hoặc bất kỳ thứ gì tương tự.
Bước 4: Chọn Pre-Allocated VRAM và thay đổi giá trị thành một giá trị phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Bước 5: Lưu các thay đổi và khởi động lại PC.
Đây là phương pháp tối ưu nhất để phân bổ lại VRAM. Bởi vì điều này có cơ hội thành công cao, đó là cách đầu tiên bạn nên thử.
Thông thường, giá trị mặc định là 64M hoặc 128M. Bạn có thể chọn 256M hoặc 512M để tăng VRAM.
Lưu ý, mỗi dòng máy có các cài đặt và phím nóng truy cập BIOS khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu qua hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Tăng VRAM chuyên dụng thông qua Registry Editor (tích hợp GPU Intel)
Bước 1: Nhấn phím Windows + R để mở Run và nhập regedit. Nhấn Enter.
Bước 2: Hướng đến: HKEY_LOCAL_MACHINESoftwareIntel
Bước 3: Trong bảng điều khiển bên, nhấp chuột phải vào thư mục Intel và chọn New > Key, sau đó đặt tên là GMM.
Trong bảng điều khiển bên dưới Intel, một thư mục GMM mới sẽ xuất hiện.
Bước 4: Bạn chọn thư mục GMM, trong phần bên phải hãy nhấp chuột phải trên một khoảng trống, chọn DWORD (32-bit) Value hoặc QWORD (64-bit) Value dựa trên kiến trúc hệ thống của bạn.
Đặt tên cho nó là DedicatedSegmentSize.
Bước 5. Bây giờ bấm đúp vào DedicatedSegmentSize, bên dưới Base bạn chọn Decimal.
Trong Value Data, hãy nhập một số từ 0 đến 512. Đó là dung lượng RAM bạn có thể phân bổ tính bằng megabyte..
Bước 6: Lưu và khởi động lại PC.
Thông thường, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lượng VRAM cần thiết của bất kỳ ứng dụng nào tại bất kỳ thời điểm nào.
Trong một số trường hợp, khi bạn chỉ cần thêm một chút nữa để chạy ứng dụng hoặc trò chơi, bạn có thể tăng VRAM thông qua Registry Editor.
Nâng cấp lên GPU chuyên dụng
Tăng VRAM trong Windows 10 thông qua BIOS hoặc Registry Editor là một giải pháp tiện lợi đôi khi có thể hữu ích, nhưng nếu bạn muốn VRAM mạnh thực sự thì chúng tôi khuyên bạn nên mua một card đồ họa chuyên dụng.
Nếu bạn trang bị GPU chuyên dụng, thậm chí là một GPU cũ hơn, thì chắc chắn bạn sẽ hài lòng với kết quả hơn 2 cách ở trên.
Một GPU chuyên dụng có nhiều VRAM hơn và sức mạnh cũng như hiệu suất lớn hơn nhiều. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn muốn chơi trò chơi hoặc chỉnh sửa video trên máy tính của mình.
Bạn đang cần thêm VRAM, nâng hiệu suất GPU thì có thể sử dụng giải pháp tạm thời đó là tăng VRAM ảo trong Windows 10. Nếu muốn công việc thuận lợi, lâu dài hơn thì bạn cần card đồ họa chuyên dụng.
Chúc thành công!